DeFi 2.0 là thế hệ thứ hai của giao thức DeFi, đề cập đến một lớp ứng dụng được xây dựng dựa trên thế hệ đầu tiên của giao thức.
Tổng quan về thị trường Defi
Đã gần 2 năm kể từ năm 2020, thời điểm “mùa hè DeFi” bùng nổ, có rất nhiều dự án DeFi cực kì thành công như Uniswap, AAVE, Yearn Finance, DAO Maker… và TVL của các dự án DeFi đã đạt ATH với gần 223 tỷ đô. Tuy nhiên, các tài sản này chưa được sử dụng 1 cách tối ưu, chúng bị khóa và không có sự luân chuyển.
Do đó, việc phát triển 1 xu hướng DeFi mới có thể tận dụng được dòng tiền này. Đồng thời khắc phục những điểm còn chưa tốt của DeFi hiện đang được cộng đồng rất kỳ vọng và nó gọi là DeFi 2.0.
Vậy DeFi 2.0 là gì? Nó sẽ giải quyết vấn đề gì so với DeFi 1.0? Liệu đây có phải là tương lai của tài chính phi tập trung hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
DeFi 2.0 là gì?
Trước tiên, để hiểu về DeFi 2.0, chũng ta cùng tóm lược về DeFi 1.0 nhé. Có thể hiểu DeFi 1.0 là cơ sở hạ tầng tài chính phi tập trung ban đầu tạo thành hệ sinh thái DeFi hiện tại. Chúng bao gồm
- Các ứng dụng phi tập trung và các DEX (Uniswap, SushiSwap).
- Các ứng dụng cho vay (Aave, Compound).
- Stablecoin (MakerDAO).
- Các ứng dụng pool thanh khoản (Yearn).
- Tài sản tổng hợp (Synthetic assets – Synthetix, UMA).
- Các dự án bảo hiểm (Insurance – Cover, Nexus Mutual).
Cung cấp thanh khoản (LP) là 1 hoạt động chính trong DeFi 1.0, cho phép người dùng kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản các cặp token trên Dapps. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ giá của các token thay đổi, nhà đầu tư có nguy cơ mất tiền hay còn gọi là tổn thất tạm thời (impermanent-loss).
DeFi 2.0 là tổng hợp các giải pháp nhầm nâng cấp và khắc phục các điểm hạn chế của DeFi ban đầu. DeFi cho phép người dùng truy cập và sử dụng dApps mọi lúc, mọi nơi mà không chịu sự kiểm soát nào.

Những hạn chế của DeFi 1.0
Trước khi đi sâu hơn vào các ứng dụng DeFi 2.0, hãy cùng làm rõ các vấn đề mà nó đang cố gắng giải quyết là gì? Các hạn chế nổi bật của DeFi gồm:
- Khả năng mở rộng – Scalability: chi phí cho 1 giao dịch đắt đỏ; tốc độ giao dịch chậm dẫn đến thời gian chờ lâu gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.
- Thanh khoản – Liquidity: Thanh khoản được xem là dòng máu của bất cứ thị trường giao dịch nào, và với DeFi lượng thanh khoản nhìn chung còn thấp và chưa được tận dụng tốt.
- Sự tập trung – Centralization: Hiện tại, nhiều dự án quyền lực vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ thường là đội dev hoặc các cá mập lớn.
- Tính bảo mật – Security: Trong năm vừa qua, chúng ta đã thấy hàng chục vụ hack từ các nền tảng lớn cho đến nhỏ. Vì vậy, tính bảo mật của các dự án vẫn chưa được coi trọng.
- Oracle Attack: DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle để lấy các thông tin bên ngoài, tuy nhiên nhiều dự án không tích hợp hoặc chọn các bên không đủ tốt. Kết quả là dự án phải chịu nhiều thiệt hại từ các vụ tấn công điển hình là flash loan.
- Hiệu quả sử dụng vốn – Capital Efficiency: Hiện tại, có một lượng lớn tài sản bị lock trong các giao thức và vẫn chưa được tận dụng, điều này mở ra nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cho DeFi.
DeFi 2.0 sẽ giải quyết những vấn đề gì?
Tăng khả năng mở rộng
Hiện nay rào cản lớn nhất để người dùng tham gia DeFi là phí giao dịch cao và tốc độ xử lý giao dịch chậm, đặc biệt là trên Ethereum.
Để giải quyết các vấn đề này, các blockchain Layer 1 nhanh và rẻ như Solana, Avalanche, Near đang phát triển hệ sinh thái DeFi của riêng mình. Các cross-chain bridge giúp đưa tài sản từ blockchain này sang blockchain khác một cách dễ dàng, giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn các nền tảng khác nhau.
Tăng cường phi tập trung thông qua DAO
Người dùng đến với các ứng dụng DeFi, ngoài lợi nhuận còn có sự tự do và không phải phụ thuộc vào các bên thứ ba, không bị kiểm soát. Tuy nhiên, có rất nhiều dự án hiện tại vẫn bị quản trị bởi một nhóm nhỏ.
Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) xuất hiện ngày nhiều, nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết cho sự phát triển chung và đề xuất những ý tưởng sáng tạo.
DeFi 2.0 hướng đến 1 DAO hoàn thiện hơn, tập trung vào cơ chế quản trị và tận dụng sức mạnh phi tập trung của cộng đồng.
Tính thanh khoản
Thanh khoản được trải rộng trên các blockchain và nền tảng khác nhau dẫn đến bị phân tách. Thanh khoản luôn bị khóa lại và không thể được sử dụng ở nơi khác, gây nên sự kém hiệu quả về vốn.
Thanh khoản không bền vững, các dự án đổi token gốc của mình để lấy nguồn thanh khoản từ người dùng với APY cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, lòng tham thúc đẩy người dùng đến với một dự án, staking và vắt kiệt reward, sau đó qua dự án khác.
Dự án OlympusDAO đã giải quyết vấn đề trên bằng cách mua lại LP của người dùng và sở hữu chúng, tránh việc bị người dùng rút thanh khoản.
DeFi 2.0 nơi những con số biết nói
Olympus DAO, Abracadabra và Convex Finance có thể xem là 3 trong số các dự án điển hình của DeFi 2.0. Cả ba đều có TVL tăng nhanh chóng như một minh chứng cho sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cụ thể:
- TVL của Convex Finance (5.24 tỷ USD) đã vượt qua Yearn Finance (hơn 1 tỷ USD) để trở thành dự án yield farming hàng đầu. Tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy nhờ vào cung cấp trải nghiệm người dùng vượt trội, đơn giản hóa việc khóa và cam kết của Curve và CRV, đồng thời cải thiện lợi nhuận cho cả chủ sở hữu token và nhà cung cấp thanh khoản.

- Abracadabra và Olympus DAO cũng có mức tăng trưởng TVL nhanh chóng chỉ trong 30 ngày, TVL lần lượt đạt 668 triệu USD và 351 triệu USD.
Cách để tham gia Defi 2.0
Có khá nhiều cách để đầu tư, mình sẽ liệt kê một số cách thường thấy nhất để mọi người có thể tham khảo gồm: Mua token, sử dụng các giao thức Defi,…
Mua token
Đây chắc chắn là một các tốt nhất và đơn giản nhất cho việc đầu tư của bạn. Bạn chọn dự án và mua token rồi hold. Giá của token tăng thì khoản đầu tư của bạn cũng tăng lên.
Một số dự án nổi bật hiện này như: Olympus DAO, Abracadabra Money, Alchemix, Curve, Convex,..
*Lưu ý: Chỉ một số mình liệt kê, còn khá nhiều nữa nhưng danh sách mình nêu để cho các bạn tham khảo nên hãy lưu ý và cân nhắc khi có quyết định đầu tư nhé
Tổng kết
Tuy DeFi có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong 2 năm qua, nhưng với những người dùng nền tảng và DEX, nó còn rất nhiều yếu tố cần cải thiện. Đặc biệt, bản thân Crypto vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, vì vậy vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Trải qua thời gian cải thiện hiệu quả hoạt động của quỹ và ngăn chặn áp lực bán từ các nhà cung cấp thanh khoản, thị trường sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều.
Hi vọng thông qua bài viết này, Coin94 phần nào đã giúp độc giả có thể hiểu thêm về DeFi 2.0 và tiềm năng của nó trong tương lai. Để cập nhật thêm các bài viết tiếp theo từ chúng tôi, hãy tham gia nhóm Telegram của Chúng tôi nhé.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư bất kỳ một dự án nào nhé.